Nhẫn đính hôn và nhẫn cưới đều là kỷ vật của tình yêu đôi lứa, tượng trưng cho sự đính ước, gắn bó của đôi uyên ương. Nhưng đằng sau mỗi chiếc nhẫn mang một ý nghĩa và thời điểm trao nhẫn khác nhau. Những chiếc nhẫn khác nhau mang những ý nghĩa khác nhau ở những giai đoạn khác nhau của hôn nhân. Vậy nhẫn đính hôn và nhẫn cưới có gì khác nhau? Chuẩn bị đám cưới thì nên mua những loại nào? Chúng được dùng cho cái gì? Đừng lo, gia đình VCR sẽ phân loại giúp bạn, những người mới muốn mua nhẫn cưới thì cùng nhau xem nhé!
1. Nguồn gốc ra đời:
Nhẫn đính hôn có nguồn gốc xuất phát từ Phương Tây dùng để cầu hôn với cô gái mà mình yêu. Chiếc nhẫn đính hôn không chỉ đơn thuần như là một thông báo công khai mối quan hệ của cặp uyên ương mà còn là sự gắn kết khởi đầu cho mối quan hệ giữa người nam và người nữ trước khi đi đến quyết định chung sống với nhau trọn đời.
Có thể nói chưa ai khẳng định được nhẫn cưới ra đời từ khi nào, nhưng người ta biết chính xác là Ai Cập cổ xưa là những người đầu tiên sử dụng vòng tròn làm vật biểu trưng cho sự gắn kết của tình yêu đôi lứa. Sở dĩ người ta chọn vòng tròn bởi quan niệm cho rằng: vòng tròn có chung điểm đầu và điểm cuối với ý nghĩa: dù các cặp đôi có đi những hành trình dài khác nhau nhưng nếu đã thuộc về nhau thì cuối cùng họ vẫn sẽ là của nhau và hành trình mà họ trải qua chính là hành trình trong vòng tròn hạnh phúc của tình yêu.
2. Ý nghĩa đằng sau mỗi chiếc nhẫn:
Nhẫn đính hôn (Nhẫn cầu hôn/ nhẫn ổ) được trao khi chàng trai có ý định kết hôn với cô gái mà mình thương yêu. Cô gái khi nhận lấy món quà này đồng nghĩa với việc chấp nhận lời ngỏ ý nên nghĩa vợ chồng từ chàng trai. Chàng trai sẽ cầu hôn cô gái của mình, do đó, nhẫn đính hôn chỉ có một chiếc.
Không giống như nhẫn đính hôn, nhẫn cưới được xem là một lễ vật không thể thiếu đối với bất kỳ nghi thức thành hôn nào. Nhẫn cưới được trao trong ngày cưới, cô dâu và chú rể sẽ trao cho nhau một đôi nhẫn, xem đó là vật đính ước của hai người. Nhẫn cưới thường đi theo cặp, gồm hai chiếc nhẫn có thiết kế tương đương nhau hay có những điểm chung nhất định để minh chứng họ là vợ chồng, có sự gắn kết giữa hai người.
3. Cách trao nhẫn
Muốn làm các nàng xiêu lòng, gật đầu nhận lời cầu hôn ngay thì nhất định cách thể hiện cũng khá đặc biệt, không gian cầu hôn có thể sang trọng, lãng mạn hay một không gian riêng tư, giản dị, … tùy vào tính cách của 2 người nhưng trọng điểm vẫn là khi chàng trai đưa ra chiếc nhẫn cầu hôn và nói “ Em đồng ý làm vợ anh nhé?”, chắc hẳn lúc này chàng sẽ rất hồi hộp, mong chờ nàng “ say yes”. Cô gái được cầu hôn sẽ rất bất ngờ, xúc động và vô cùng hạnh phúc.
Nhẫn cưới thường được cô dâu và chú rể trao nhau trong ngày tổ chức hôn lễ, khi hai bên gia đình trao mâm quả sính lễ và hoàn thành các nghi lễ. Sau nghi thức trao nhẫn cưới, cô dâu chú rể chính thức là vợ chồng.
4. Kiểu dáng thiết kế
Thiết kế nổi bật nhất của nhẫn đính hôn chính là ổ đá ở chính giữa. Tùy theo sở thích hay điều kiện kinh tế mà các chàng trai có thể cầu chọn nạm kim cương hay các loại đá quý cao cấp khác. Từng viên đá quý sở hữu những đường nét tinh xảo, khả năng tán sắc và độ bóng lý tưởng, như một biểu tượng soi chiếu cho tình yêu đôi lứa.
Nhẫn cưới truyền thống thường có kiểu dáng đơn giản, vòng tròn trơn đính đá hoặc kim cương. Sau này nhẫn cưới được trang trí thêm một số họa tiết, nhẫn của nữ thường được trang trí cầu kỳ, đẹp mắt hơn, trong khi đó nhẫn của nam giới thường cá tính và mạnh mẽ hơn và hiện nay xu hướng khắc tên hoặc ngày cưới trên nhẫn ngày càng phổ biến.
Xem thêm: Giá nhẫn đính hôn
5. Sau khi kết hôn thì nhẫn đính hôn sử dụng thế nào?
Rất nhiều cô dâu Việt băn khoăn rằng liệu sau khi kết hôn, khi đã có thêm thêm nhẫn cưới thì chiếc nhẫn đính hôn sẽ đeo ở đâu? Bạn hoàn toàn có thể đeo cùng lúc cả hai chiếc nhẫn. Bạn có thể đeo trên ngón chính giữa của bàn tay đeo nhẫn cưới hoặc đeo nhẫn đính hôn sang ngón áp út của tay phải và nhẫn cưới ở ngón áp út của bàn tay trái.
Ngày nay, xã hội Việt bị ảnh hưởng nhiều của văn hóa phương Tây nên hình thức đính hôn trước khi cưới ngày càng phổ biến và tạo được những kỷ niệm đẹp, lãng mạn và đầy ấn tượng cho các cặp đôi chuẩn bị cưới. Mặc dù có nhiều điểm khác biệt giữa hai chiếc nhẫn, nhưng cũng có một điểm chung lớn, đó là tình yêu dành cho người mình thương thông qua chiếc nhẫn mình trao cho họ.
Hi vọng qua bài viết này các bạn không còn nhầm lẫn giữa nhẫn cưới và nhẫn đính hôn nữa. Và muốn trở thành người chồng quốc dân thì kính mời tham khảo bí kíp từ VCR ngay anh em nhé.